Sức mạnh hoà bình của Liên Xô (23-5-1956)
Đã 10 năm nay các nước đế quốc do Mỹ cầm đầu thi hành “chiến tranh lạnh” và chạy đua binh bị. Do đó, nhân dân các nước ấy ngày càng khổ vì thuế nặng sưu cao, đóng góp cho ngân sách quân sự. Thí dụ: Năm nay, tổng ngân sách của Mỹ là 62.400 triệu đôla, mà tiêu vào binh bị là 35.500 triệu, của Pháp là 3.175 nghìn triệu phrăng, mà tiêu vào binh bị là 948 nghìn triệu.
Mấy năm gần đây, Liên hợp quốc (27) thường bàn việc giảm bớt binh bị, nhưng không đi đến đâu, vì các nước đế quốc, nhất là Mỹ, không muốn giảm bớt binh bị. Chúng lại tuyên truyền xuyên tạc. Khi thì chúng đổ cho Liên Xô không muốn. Khi thì chúng nói: Vì tình hình thế giới chưa dịu hẳn, cho nên chúng phải đề phòng.
Để tỏ ý chí kiên quyết ủng hộ hoà bình, năm ngoái Liên Xô đã giảm bớt 64 vạn binh sĩ. Hôm 14-5-1956, Liên Xô lại quyết định giảm bớt:
63 sư đoàn lục quân,
3 sư đoàn không quân,
375 chiếc tàu chiến, cộng 120 vạn binh sĩ. Liên Xô lại thách: Nếu Mỹ, Anh, Pháp cũng giảm bớt đúng mức quân đội của họ, thì Liên Xô sẽ tiếp tục giảm nữa.
Bà con ta thử tính xem: Phục viên 184 vạn chiến sĩ và tiết kiệm số tiền rất to để trang bị cho họ (nếu họ ở lại bộ đội), đưa sức người và sức của ấy thêm vào việc tăng gia sản xuất, thì kinh tế sẽ phát triển mạnh đến mức nào?
Quyết định của Liên Xô có ảnh hưởng cực kỳ lớn. Nó được nhân dân thế giới nhiệt liệt ủng hộ, vì nó hợp với nguyện vọng hoà bình của họ. Nhân dân Mỹ, Anh, Pháp sẽ hỏi chính phủ họ: “Trước kia các người nói vì sợ Liên Xô đe doạ, mà phải tăng cường binh bị. Nay Liên Xô không đe doạ nữa, thì nước mình cũng phải giảm bớt binh bị để giảm những gánh nặng đóng góp cho dân chứ?”.
Ảnh hưởng đầu tiên là những người như Bộ trưởng Tài chính Anh đã nói: “Nước Anh không thể chịu đựng mãi gánh nặng binh bị”. Các báo tư sản Anh thì đòi Chính phủ Anh làm theo Liên Xô (17-5).
Cụt lý lẽ, bọn ngoan cố Mỹ nói quẩn nói quanh: “Liên Xô giảm bớt quân đội, là để tuyên truyền”. Vả chăng, chiến tranh nguyên tử, không cần nhiều bộ đội.
Nếu vậy thì sao Mỹ không giảm bớt bộ đội để tuyên truyền? Mỹ thường khoe khoang vũ khí nguyên tử Mỹ mạnh nhất, thì sao Mỹ không giảm bớt quân đội?
Nói tóm lại, đế quốc Mỹ rất lúng túng trước chính sách hoà bình và hành động cao thượng của Liên Xô.
C.B.
————————————
Báo Nhân dân, số 810, ngày 23-5-1956.
(27) Liên hợp quốc: Là một tổ chức quốc tế được thành lập tại Hội nghị họp ở Xan Phranxixcô (Mỹ), từ ngày 24-4 đến ngày 26-6-1945. Đại diện của 51 nước đã ký tham gia Hiến chương Liên hợp quốc. Hiến chương bắt đầu có hiệu lực từ ngày 24-10-1945. Vì vậy ngày 24-10 hàng nǎm được gọi là Ngày Liên hợp quốc.
Hiến chương Liên hợp quốc nêu rõ: Mục đích thành lập tổ chức quốc tế này là để ngǎn ngừa và loại trừ những mối đe doạ đối với hoà bình, phát triển quan hệ thân thiện giữa các dân tộc và thực hiện sự hợp tác giữa các nước để giải quyết những vấn đề quốc tế; tôn trọng các quyền tự do cǎn bản của con người, không phân biệt chủng tộc, nam, nữ, tín ngưỡng và tiếng nói. Tất cả các nước hội viên đều bình đẳng, không một nước nào có quyền can thiệp vào các công việc nội bộ của nước khác.
Những cơ quan chủ yếu của Liên hợp quốc là Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Uỷ ban kinh tế và xã hội, Toà án quốc tế và Ban thư ký. Trụ sở Liên hợp quốc đặt tại Niu óoc (Mỹ).
Nǎm 1977, Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc. Tính đến cuối nǎm 1994, tổ chức này có 185 nước thành viên.
Tr. 169.
Tr. 169.
Nói chuyện tại Hội nghị cán bộ làm công tác sửa sai trong cải cách ruộng đất ở ngoại thành Hà Nội (29-5-1956)
Tôi thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ khen ngợi cán bộ và nhân dân các xã ngoại thành Hà Nội đã làm công tác bước hai đạt kết quả khá. Vừa làm tốt việc sửa sai, ngoại thành Hà Nội cần đẩy mạnh thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, ra sức củng cố các tổ chức đổi công, kiện toàn các tổ chức quần chúng và thi đua làm nghĩa vụ lương thực cho Nhà nước.
Để làm tốt những nhiệm vụ trên, các cán bộ sửa sai phải gương mẫu, tránh bao biện làm thay, cán bộ địa phương thì phải cố gắng học tập, không nên ỷ lại vào cán bộ sửa sai.
—————————————-
Nói chuyện tại Đại hội chiến sĩ thi đua ngành thương nghiệp lần thứ nhất (5-1956)
Đại hội này gồm có chiến sĩ miền Nam, miền Bắc, có bộ đội chuyển ngành, có cán bộ dân tộc thiểu số, có Hoa kiều, có cán bộ trong Đảng, ngoài Đảng, thuộc tất cả các ngành trong Bộ, như thế là rất tốt. Đó là tượng trưng cho khối đoàn kết.
Trong số chiến sĩ gần một nửa là cán bộ miền Nam tập kết, điều đó chứng tỏ anh em miền Nam rất cố gắng công tác để củng cố miền Bắc vững mạnh làm cơ sở đấu tranh thống nhất nước nhà; như vậy là rất đáng khen. Nhưng chỉ có 11 phụ nữ thì ít quá. Cán bộ phụ nữ cần cố gắng hơn nữa; đoàn thể phụ nữ, cơ quan phụ trách cần chú ý dìu dắt, giúp đỡ hơn nữa để nhiều chị em có thể thay cho nam giới trong công việc buôn bán.
Nói chung, các chiến sĩ và lao động xuất sắc đã có tinh thần chịu khó, chịu khổ, khắc phục khó khǎn để phục vụ nhân dân. Thí dụ: đồng chí Nguyễn Tấn Anh đã biết gần gũi nhân dân, giúp đỡ nhân dân, cải thiện sinh hoạt, khắc phục khó khǎn làm tròn nhiệm vụ. Đồng chí Ngô Đình Tân đã chú ý cải tiến kỹ thuật, bán được nhiều hàng, khách tới mua cũng vui lòng. Đồng chí Nguyễn Vǎn Lộc đã hết lòng bảo vệ của công. Đồng chí Nguyễn Sanh biết giữ vững lập trường không để gian thương mua chuộc… Tóm lại, các chiến sĩ và lao động xuất sắc đều nêu cao tinh thần trách nhiệm; kiên quyết khắc phục khó khǎn, gần gũi quần chúng, thực hành tiết kiệm. Những ưu điểm đó cần đem phổ biến rộng rãi.
Nhưng khuyết điểm cũng còn nhiều, như: giữ kho để gạo bị ẩm, mục, đem bán không ai mua, bỏ đi thì tiếc phải đem cho cán bộ, bộ đội ǎn đỡ, như thế là không tốt. Trong kháng chiến, anh chị em đã phải ǎn gạo xấu; trong hoà bình, phải lo bảo đảm sức khoẻ cho anh chị em để khỏi ảnh hưởng đến công tác. Thu mua nông lâm thổ sản thì mua cả những thứ không bán được đâm ra lỗ vốn. Tiền vốn là của chung mà làm thua lỗ thì có đau xót không? Lãng phí cũng không ít, có chỗ còn tham ô. Những sai lầm đó phải ra sức khắc phục.
Có anh chị em chưa yên tâm công tác cho là làm việc này không vẻ vang, muốn xin đổi việc khác. Ví như một cái cây trồng chỗ này một thời gian, lại nhổ đi trồng chỗ khác thì cây không thể mọc tốt được. Cán bộ cũng vậy, đứng núi này trông núi nọ thì làm việc gì cũng không đạt được kết quả. Phải nhớ rằng lao động, bất cứ lao động gì mà có ích lợi cho nhân dân, cho xã hội đều là vinh quang. Ví dụ: anh chị em công tác vệ sinh thật là khó nhọc, lại chịu thối tha bẩn thỉu. Nếu không có những người làm công việc đó thì đời sống mọi người sẽ thế nào? Những anh chị em đó, cũng có người đã trở thành chiến sĩ, như thế là vẻ vang. Không phải làm chức này, chức nọ mới là vẻ vang; xã hội có nhiều công việc, ai làm tròn nhiệm vụ đều là vẻ vang. Dưới chế độ ta cán bộ từ trên xuống dưới đều là đày tớ của nhân dân. Nhân dân giao cho nhiệm vụ gì thì phải làm cho tốt.
Có người chỉ lo đến tiền đồ cá nhân. Như thế là chưa hiểu “tiền đồ của mỗi người nằm trong tiền đồ của cách mạng, của dân tộc”. Trước cách mạng dù làm gì cũng đều là nô lệ của thực dân. Bây giờ ta đã đánh bẹp thực dân rồi thì bất kỳ làm việc gì, ở đâu ta cũng không phải là nô lệ nữa. Muốn tiền đồ của mình được vẻ vang thì phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ, xây dựng tiền đồ của Tổ quốc. Ví dụ như một người đang đi trên một chiếc tàu hoả, xe đang chạy nhưng người đó muốn nhanh hơn nên nhảy ra ngoài. Như thế thì sẽ ra sao? Cho nên muốn tách tiền đồ cá nhân ra khỏi tiền đồ chung là không được.
Về cán bộ lãnh đạo thì khuyết điểm chính là xa quần chúng, xa thực tế. Như thế là quan liêu mà quan liêu thì dễ mắc nhiều sai lầm, khuyết điểm. Ta cần kiên quyết chống bệnh quan liêu.
Các chiến sĩ thì còn khuyết điểm là thi đua chưa được thường xuyên, thiếu liên tục. Có kinh nghiệm, sáng kiến cũng không chú ý phổ biến. Cán bộ lãnh đạo lại không theo dõi, bồi dưỡng. Có khi lại máy móc kéo chiến sĩ đi hết hội nghị này đến hội nghị khác; chiến sĩ mà cứ đi báo cáo, xa rời công tác là hết chiến sĩ. Không khéo lãnh đạo phong trào, bồi dưỡng chiến sĩ làm đầu tàu là khuyết điểm; và lãnh đạo cần phải chú ý sửa chữa.
Về nhiệm vụ thì phải hiểu rõ trong nền kinh tế quốc dân có ba mặt quan trọng: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp. Ba mặt công tác quan hệ mật thiết với nhau. Thương nghiệp là cái khâu giữa nông nghiệp và công nghiệp. Thương nghiệp đưa hàng đến nông thôn phục vụ nông dân, thương nghiệp lại đưa nông sản, nguyên liệu cho thành thị tiêu dùng. Nếu khâu thương nghiệp bị đứt thì không liên kết được nông nghiệp với công nghiệp, không củng cố được công nông liên minh. Công tác thương nghiệp không chạy thì hoạt động nông nghiệp, công nghiệp sẽ bị rời rạc. Các chiến sĩ phải cố gắng làm gương mẫu và giúp đỡ anh chị em khác cùng tiến bộ. Trong ngành thương nghiệp có tới mấy vạn anh chị em cán bộ, công nhân viên, mà chỉ mới có hơn 300 chiến sĩ. Thế là ít. Nguyên nhân một phần do lãnh đạo, một phần là mọi người chưa thực giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Toàn thể cán bộ trong ngành phải có ý thức lao động là vẻ vang, rèn luyện tinh thần khắc phục khó khǎn, chịu đựng gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ giao cho. Phải tích cực chống lãng phí, tham ô, vì những sai lầm đó có hại cho Nhà
nước, cho nhân dân và có hại trực tiếp cho cán bộ, nhân viên; phải thực hành tiết kiệm; quản lý tốt của công; quản lý chặt chẽ thị trường; chống đầu cơ tích trữ, bình ổn vật giá phục vụ nhân dân.
Cần phải tǎng cường đoàn kết nội bộ và đoàn kết với nhân dân để làm tròn nhiệm vụ. Trong ngành có nhiều loại cán bộ, phải đoàn kết cho chặt chẽ; nếu chỉ đoàn kết nội bộ mà không đoàn kết với nhân dân thì không làm được việc. Cách mạng thắng lợi, kháng chiến thắng lợi là vì đoàn kết. Vì vậy, khối đoàn kết phải được củng cố và tǎng cường để tiếp tục đấu tranh thắng lợi.
——————————
Tạp chí Sinh hoạt thương nghiệp, số đặc biệt, nǎm 1956, tr. 15-16.
cpv.org.vn
cpv.org.vn
1-6 (1-6-1956)
Hôm nay là ngày tết quốc tế của các em nhi đồng. Các trường học, các cơ quan và đoàn thể đều giúp các em nhi đồng tổ chức những cuộc chơi vui thú vị và có ích.
1-6 lại nhắc nhở chúng ta rằng: Cha mẹ, thầy giáo và cô giáo, cùng các đoàn thể thanh niên là những người trực tiếp phụ trách giáo dục nhi đồng. Mà chúng ta, tất cả những người lớn đều có nhiệm vụ góp phần vào việc bồi dưỡng tốt thế hệ tương lai của dân tộc.
Chúng ta lo cải cách ruộng đất cho tốt. Chúng ta thi đua khôi phục kinh tế, phát triển vǎn hoá. Chúng ta ra sức củng cố miền Bắc, chiếu cố miền Nam. Chúng ta quyết tâm đấu tranh để xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Chúng ta hy sinh phấn đấu, đều nhằm mục đích xây dựng đời sống hạnh phúc cho nhi đồng ta.
Trong công tác và trong sinh hoạt, chúng ta đều cố gắng làm gương mẫu. Sự phối hợp giáo dục từ gia đình đến cả xã hội, sẽ làm cho nhi đồng thấm nhuần. Nó hun đúc cho nhi đồng tinh thần nồng nàn yêu Tổ quốc, yêu lao động, yêu học hỏi. Như vậy các em sẽ trở nên mạnh khoẻ, nhanh nhẹn, gan dạ, thật thà. Mai sau lớn lên, chắc chắn các em sẽ là những công dân tốt và những cán bộ tốt.
Nhân dịp này, báo Nhân dân chúc các em nhi đồng Việt Nam và nhi đồng các nước một ngày tết rất vui vẻ.
C.B.
———————————-
Báo Nhân dân, số 819, ngày 1-6-1956.
cpv.org.vn
cpv.org.vn
Điện chúc mừng sinh nhật Tổng thống nước Cộng hoà Nam Dương (7-6-1956)
Kính gửi Ông Ahômét Xucácnô,
Tổng thống nước Cộng hoà Nam Dương,
Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 55 của Tổng thống, tôi kính gửi Ngài lời chào mừng nhiệt liệt và kính chúc Ngài luôn luôn mạnh khoẻ.
Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
HỒ CHÍ MINH
HỒ CHÍ MINH
——————–
Báo Nhân dân, số 825, ngày 7-6-1956.
cpv.org.vn
cpv.org.vn
Vì sao đế quốc Mỹ thích chiến tranh, sợ hoà bình? (7-6-1956)
Trong hai cuộc chiến tranh thế giới, quân đội Mỹ bị thiệt hại rất ít. Đất nước Mỹ không hề bị một viên đạn, một quả bom. Mỹ lại bán vũ khí cho các nước mà đại phát tài.
Dưới đầu đề “Súng đại bác”, tờ tuần báo Mỹ Nation 1 đã đǎng một loạt bài, trả lời câu hỏi trên. Sau đây là tóm tắt mấy điểm chính:
Binh bị là một nguồn gốc làm giàu cho các công ty độc quyền.
So với trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai, thì ngày nay số quân đội Mỹ tǎng gấp 10, ngân sách quân sự tǎng gấp 20.
Tài sản của Bộ Chiến tranh là 140 nghìn triệu đôla. Tài sản của Bộ Không quân nhiều hơn tài sản của 5 công ty to nhất ở Mỹ cộng lại.
Các công ty to thầu các thứ trang bị, được lãi rất nhiều. Trong 5 nǎm qua, (không kể số tiền khổng lồ họ thu được do việc bán vũ khí cho các nước), họ lãi hơn 30.500 triệu đôla. Viên Bộ trưởng Quốc phòng hiện nay cũng là chủ một công ty to thầu hàng quân sự.
Để xoay các khoản thầu, gần 2.000 đại biểu các công ty vào làm việc trong các cơ quan chính phủ với một số lương tượng trưng là mỗi nǎm một đôla. Các công ty thì trả lương cho họ mỗi tháng hàng vạn đôla.
Mặt khác, các tướng lĩnh về hưu, đều được các công ty mời làm chủ tịch hoặc phó chủ tịch. Hơn 40 viên cựu đô đốc và đại tướng đang làm việc ở các công ty với những lương bổng kếch sù, có khi hơn 10 vạn đôla một tháng. Chỉ nǎm ngoái hơn 2.000 sĩ quan cao cấp đã từ chức quân đội để về làm cho các công ty. Các công ty to thích dùng các tướng tá cũ, vì những người này có ảnh hưởng lớn đối với các tướng tá mới. Và các tướng tá mới thì đều hiểu rằng: nếu mong mai sau có một chỗ làm với số lương khá, thì ngay từ bây giờ họ phải “hẩu” với các công ty to.
Các công ty thầu và các tướng lĩnh đều vào một phe, cho nên có những vụ tham ô lãng phí rất kỳ khôi. Thí dụ: Có thứ trang bị chất ở kho nhiều đến nỗi dùng trong 128 nǎm còn chưa hết. Trong một cái kho của hải quân, người ta thấy có 11 triệu cái nĩa ǎn hàu.
Báo Nation kết luận: Có tuyên truyền chiến tranh, có chạy đua binh bị thì bọn tài phiệt và quân phiệt mới có thể làm giàu. Vì vậy chúng thích chiến tranh và chúng sợ hoà bình.
C.B.
——————————–
Báo Nhân dân, số 825, ngày 7-6-1956.
Thư gửi đồng bào, bộ đội và cán bộ các tỉnh có đê (9-6-1956)
Năm nay mưa nhiều và sớm, thời tiết biến chuyển thất thường, chúng ta phải phòng lụt lớn.
Nhưng dù nước to đến đâu, chúng ta cũng quyết giữ đê cho vững, không để nạn lụt xảy ra. Giữ đê phòng lụt là công việc cực kỳ quan trọng đến dân sinh.
Trong việc giữ đê, tổ chức phải chặt chẽ, chỉ huy phải vững vàng, dụng cụ phải đầy đủ. Các đoàn thể Nông hội và Thanh niên phải xung phong, các đơn vị bộ đội phải tranh thủ thời gian giúp sức đồng bào. Chúng ta phải tỉnh táo đề phòng địch phá hoại.
Với sự đoàn kết và cố gắng của mọi người, với kinh nghiệm các năm trước, chúng ta nhất định giữ đê tốt và thắng giặc lụt.
Cán bộ cần phải thông suốt, phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, phải có kế hoạch cụ thể, phải đi sát với quần chúng, phải kết hợp công việc giữ đê phòng lụt với các công tác chính như cải cách ruộng đất, chống úng thuỷ, làm mùa …
Chính phủ rất mong nhân dân, bộ đội và cán bộ làm trọn nhiệm vụ và sẽ khen thưởng những đơn vị và cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc.
Ngày 9 tháng 6 năm 1956
HỒ CHÍ MINH
HỒ CHÍ MINH
—————————–
Báo Nhân dân, số 828, ngày 10-6-1956.
cpv.org.vn
cpv.org.vn
Một tin tức lạ (9-6-1956)
Tin tức các báo (23-5): “Mỹ muốn giúp nước Libăng 17 triệu đôla, nhưng Libăng từ chối, không nhận”. Có lẽ bà con ta lấy làm lạ, vì sao người ta mời lấy tiền, mà Libăng lại từ chối ? Xin xem câu chuyện dưới đây, thì bà con sẽ rõ:
“Liên Xô đã giúp:
300 triệu đôla cho Nam Tư để phát triển thêm kinh tế,
100 triệu đôla cho ápganixtan để xây dựng lại đê điều thuỷ lợi,
150 triệu đôla cho ấn Độ để lập xưởng đúc gang, mỗi năm sản xuất 1 triệu tấn,
500 triệu đôla cho Ba Lan,
125 triệu đôla cho nước Đức dân chủ,
250 triệu đôla cho Triều Tiên dân chủ,
1.400 triệu đôla cho Trung Quốc để thêm vốn vào kế hoạch 5 năm.
Liên Xô giúp các nước đủ sức để sản xuất mỗi năm 9 triệu tấn gang, 4 triệu tấn dầu lửa, 5 triệu rưởi kilôoát điện …
Liên Xô lại giúp các nước dân chủ Đông Âu 1.500 kỹ sư và giúp các nước ấy đào tạo thêm 2.300 kỹ sư và chuyên gia.
Liên Xô có thể giúp các nước nhiều như vậy, là vì kinh tế của Liên Xô phát triển rất nhanh; công nghiệp nặng của Liên Xô năm nào cũng sản xuất vượt mức kế hoạch đã định. Nhất là Liên Xô sản xuất mau chóng đủ các thứ máy móc, đào tạo ra nhiều kỹ sư và chuyên gia”.
Đó là báo cáo của Đalét trước Quốc hội Mỹ hồi đầu tháng 5. Đalét nói thật, đó cũng là một tin tức lạ.
Từ 1950 đến nay, Mỹ đã “giúp” các nước phe Mỹ 25.000 triệu đôla, trong số đó hơn 13.000 triệu là vũ khí. Vả lại, như tờ báo tư sản Mỹ Tin tức (14-4) đã viết:
“Các nước châu á không ưa “viện trợ” của Mỹ, vì nó kèm theo nhiều điều kiện nặng nề … Bởi vì Mỹ cốt bán chạy các hàng hoá ế đọng của Mỹ, chứ không giúp đỡ thật sự cho các nước ấy … Sự giúp đỡ của Liên Xô thì hợp với nhu cầu của các nước được giúp …, làm cho các nước mới được độc lập thoát khỏi ách kinh tế của phương Tây …”.
Hôm 2-4, Hội các chủ nhà máy Mỹ đã tuyên bố rõ ràng: “Mỹ không nên giúp cho các nước xây dựng công nghiệp, vì e họ sẽ cạnh tranh với công nghiệp Mỹ”.
Hôm 11-4, một đại biểu Quốc hội Phi Luật Tân nói: “Viện trợ của Mỹ kèm theo những điều kiện tàn nhẫn hơn là xiềng xích
sắt …”.
sắt …”.
Cũng vì lẽ đó, mà Thủ tướng Pháp đã nói: “Mỹ càng giúp đỡ, thì thiên hạ càng oán ghét Mỹ”.
Và Thủ tướng nước Xâylan nói: “Đôla Mỹ không thể mua chuộc lòng tự tôn của nhân dân ta…”.
Vậy, người Mỹ có câu rằng:
Có tiền mà cậy chi tiền,
Mất tiền, mà lại vô duyên lạ đời!
Mất tiền, mà lại vô duyên lạ đời!
C.B.
———————————–
Báo Nhân dân, số 827, ngày 9-6-1956.
cpv.org.vn
cpv.org.vn
Bài nói chuyện tại lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp I (12-6-1956)
Trên 350 học viên mà chỉ có 20 phụ nữ thì ít quá. Giáo dục phải cố gắng để phụ nữ nhiều hơn nữa. Trừ cải cách ruộng đất cán bộ phụ nữ được đào tạo nhiều; trong giáo dục, y tế, các ngành khác, số phụ nữ đều thấp. Nam nữ như thế đã bình đẳng chưa? Các cô phải cố gắng.
Về giáo dục, chế độ khác thì giáo dục cũng phải khác. Thời trước giáo dục là gõ đầu trẻ để kiếm cơm ǎn. Có cơm chùa thì đánh chuông, hết cơm chùa thì không đánh chuông. Bây giờ nhiệm vụ giáo dục khác trước. Các cô các chú có nhiệm vụ rất quan trọng: bồi dưỡng thế hệ công dân, cán bộ sau này. Làm tốt thì thế hệ sau này có ảnh hưởng tốt. Làm không tốt sẽ có ảnh hưởng không tốt đến thế hệ sau. Mục đích giáo dục bây giờ là phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, đào tạo lớp người, lớp cán bộ mới.
Về Hà Nội tưởng là sung sướng. Địa điểm vẫn còn là một cái đình. Lương ít, công việc nhiều. Khổ là khổ chung. Khổ ấy là khổ gần một thế kỷ mất nước, nô lệ để lại. Sau này kinh tế khá thì đời sống vật chất cũng khá hơn. Sang nǎm thì chưa được, nhưng vài nǎm sau các cô các chú về sẽ thấy khác.
Kháng chiến thắng lợi, dân tộc giải phóng; giáo dục được giải phóng thì giáo dục bây giờ phải khác giáo dục phong kiến. Hồi Đông Kinh nghĩa thục có nói đến hai chữ yêu nước. Lúc đầu nó để cho nói. Sau nó kẹp lại. Nói hai chữ yêu nước là bị tóm cổ bắt bỏ tù. Về Phong trào truyền bá quốc ngữ trong bao nhiêu nǎm mới được 2 vạn 5 nghìn người đi học. Bây giờ chỉ trong một nǎm sau hoà bình ở Hà Nội đã có trên 3 vạn 5 nghìn người đi học. Trước nó không cho đi học, dân ta có gan đi học. Phải thấy cái khổ là tạm thời. Tiến bộ mới là chính.
Tri thức phải dễ hiểu, dễ nhớ, học mau. Ngoài tri thức phải có đạo đức cách mạng. Thầy giáo phải làm kiểu mẫu cho các cháu. Làm được như thế là làm tròn nhiệm vụ.
Kháng chiến phải mấy nǎm. Vội không được. Giáo dục cũng phải theo hoàn cảnh, điều kiện. Phải ra sức làm nhưng làm vội không được. Từ đây ra cửa thì thứ nhất là bước thứ nhất, thứ hai mới đến bước thứ hai rồi thứ ba mới là bước thứ ba. Vội thì ngã. Làm phải có kế hoạch, có từng bước.
Tóm lại
1. Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục. Bây giờ đang xây dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà để dần dần đến chủ nghĩa xã hội. Kháng chiến thì cần nhiều cán bộ quân sự. Bây giờ xây dựng kinh tế. Không có cán bộ không làm được. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế vǎn hoá. Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu. Tuy không có gì đột xuất, nhưng rất vẻ vang. Không có tượng đồng bia đá, không có gì là oanh liệt, nhưng làm tròn nhiệm vụ là anh hùng, anh hùng tập thể.
2. Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai.
3. Không nên vội. Kháng chiến đến 8, 9 nǎm. Hiệp thương tổng tuyển cử cũng còn phải lâu dài. Tháng 7 tổng tuyển cử, là ta mới nói, còn phải có bên kia.
Không phải dễ nhưng không phải không làm được. Có thể làm được. Quyết tâm nhất định thành công.
Bác gửi lời các cô các chú hỏi thǎm các chú ở nhà và các cháu học sinh nữa.
——————————
Nói ngày 12-6-1956.
Sách Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1956, t.III, tr.278-280.
cpv.org.vn
Sách Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1956, t.III, tr.278-280.
cpv.org.vn
Bình dân học vụ (17-6-1956)
“Đoàn quân văn hoá của nhân dân, trống rung cờ mở, ào ạt tiến lên, quyết chiến quyết thắng”. Đó là câu nói hùng hồn của một nữ học sinh dạy lớp bình dân học vụ. Mà thật vậy. Tính đến tháng 5, cả miền Bắc đã có ngót 1.715.000 người đi học, từ các lớp i. t. đến các lớp bổ túc cấp 2.
Có thành tích ấy là vì nhân dân ta hiểu thấu rằng: bất kỳ làm nghề gì, nếu không biết chữ thì khó tiến bộ, cho nên nhiều người cố gắng đi học.
Từ thành thị đến thôn quê, ở các đường phố, các nhà máy, các công trường, các chợ búa… khắp nơi có lớp học. Già, trẻ, gái, trai, ai chưa biết chữ đều tìm cách vượt khó khăn để đi học. Buổi sáng, buổi trưa, buổi tối, đến đâu cũng nghe tiếng học. Thật là một phong trào sôi nổi, một cảnh tượng tưng bừng của một dân tộc quyết rời bỏ chỗ tối, bước lên chỗ sáng.
Cảm động nhất, là có những cụ tuổi đã rất cao, mà cũng xung phong đi học để khuyến khích con cháu, như bà cụ Nguyễn Thị Xuyến (100 tuổi, xã Nghi Tân, Nghệ An), cụ Lê Siêu (106 tuổi, xã Sơn Phố, Hà Tĩnh) và nhiều cụ khác.
Học sinh các trường công và tư là quân chủ lực tinh nhuệ của đội ngũ giáo viên bình dân học vụ. Nhưng cũng có nhiều cụ phụ lão (như cụ Dương 80 tuổi, cụ Mỹ 79 tuổi), các em nhi đồng, nhiều anh chị công nhân và cán bộ … cũng không ngại khó nhọc, xung phong đi dạy.
Ngoài cách dạy và cách học thông thường, lại có nhiều sáng kiến và hình thức như: dán bài vào cánh tay, viết chữ trên mẹt hàng, găm bài học vào lưng áo người đi trước để người đi sau nhìn mà học, viết chữ cắm ở những nơi đông người qua lại … Như vậy, đồng bào có thể vừa lao động, vừa học chữ. Một dân tộc siêng làm, ham học như thế, thì làm việc gì cũng thành công!
Đồng bào các giới thì đều tuỳ khả năng của mình mà ủng hộ phong trào diệt giặc dốt, như: tổ chức giữ trẻ để cho chị em có con mọn đi học được. Cho mượn nhà làm lớp học. Đóng bàn ghế không lấy tiền. Giúp dầu đèn, bút, giấy cho những học viên nghèo, v.v..
Bình dân học vụ đã trở nên một phong trào quần chúng. Tuy vậy, đó chỉ mới là bước đầu. Hiện nay còn nhiều người mù chữ chưa đi học.
Để hoàn thành nhiệm vụ thanh toán nạn mù chữ trong 3 năm (1956-1958), các cấp đảng uỷ và chính quyền, các chi bộ, các công đoàn, các tổ chức thanh niên, các cán bộ chỉ huy công trường và nhà máy… cần phải thiết thực phụ trách đẩy mạnh phong trào thanh toán nạn mù chữ một cách có kế hoạch và liên tục, bền bỉ. Các cơ quan văn hoá, giáo dục cần phải có sách và báo rất thông tục, dễ xem, dễ hiểu, cho những người đã biết đọc biết viết có thể tiếp tục học thêm.
Với sự săn sóc của Đảng và Chính phủ, với lòng hăng hái, phấn khởi của nhân dân, chúng ta nhất định tiêu diệt giặc dốt trong thời gian đã định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.